Đầu tháng 6/2015 vừa qua, trên tờ báo tin tức hàng đầu tại Đức – Focus đã có bài viết phân tích về tiềm năng của thị trường Việt Nam.
Focus là một tạp chí tin tức hàng tuần của Đức xuất bản tại Munich và được phân phối trên toàn nước Đức. Đây là tạp chí tin tức hàng tuần lớn thứ ba ở Đức. Trong nhiều năm Focus đã được xem là một trong những tạp chí của Đức thành công nhất.
Việt Nam là thị trường hấp dẫn được các doanh nghiệp Đức phát hiện và nhắm đến như một địa điểm đầu tư tốt.
Đối với các doanh nghiệp từ châu Âu và Mỹ, khu vực Đông Nam Á được coi là khu vực đầu tư lý tưởng khi nền kinh tế thị trường nơi đây đang tăng trưởng nhanh không kém thị trường Trung Quốc. Hàng triệu người Việt nam giàu tham vọng tham gia vào các công ty đang mọc lên khắp nơi. Hơn nữa, mức lương trung bình ở đây chỉ vào khoảng 1/3 cho đến 1/2 so với quốc gia láng giềng phía Bắc.
Nhiều doanh nghiệp Đức, trong đó phải kể đến nhà sản xuất đồ thể thao Adidas nhận thấy đây là một nơi tốt hơn Trung Quốc.
Theo ông Glenn Bennett, quản lý kinh doanh toàn cầu của nhà sản xuất đồ thể thao Adidas: “Việt Nam là một địa điểm cực kỳ quan trọng đối với Adidas, trước hết là nhà cung cấp và tiếp đến sẽ là thị trường tiêu thụ”, Ông hồ hởi nói, “nhân công ở đây được đào tạo tốt, hạ tầng hiện đại và môi trường kinh tế ổn định”.
Thêm một điểm nữa, từ những năm 90 Việt nam nằm trong nhóm dẫn đầu toàn cầu về sản xuất cà phê. Với thị phần 20% thế giới, quốc gia này xếp ngay sau Brazil. Tập đoàn bán lẻ Tchibo từ Hamburg mỗi năm lại tăng nhập lượng cà phê hạt từ quốc gia Đông Nam Á này.
Quả thật, nhà máy may mặc, dệt kim và nông trại cà phê thượng hạng… là mô hình kinh doanh quá tốt cho phần lớn 93 triệu dân ở đây. Đặc biệt, tham vọng hừng hực của giới trẻ đang tiếp thêm sức mạnh cho quốc gia này.
Ông Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Đức (DIW) liên tục quay trở lại thăm Việt Nam trong những năm gần đây cho biết: “Đây là một đất nước cực kỳ năng động. Dân tộc này sở hữu một niềm tin to lớn về cải thiện đời sống”. Theo ông quan sát, các doanh nghiệp đang rời bỏ Trung Quốc để chuyển đến Việt Nam. Và điều quan trọng đối với đất nước này là tạo đủ công ăn việc làm tốt cho hàng triệu thanh niên.
Nhận định của Fratzscher được thể hiện rõ trong buổi tọa đàm giữa Francis Quinn, cựu giám đốc Phát triển bền vững của Loreal và hiện là nhà tư vấn doanh nghiệp với Đại học Hà Nội trong Chương trình trao tặng sách đổi đời cho thanh niên tháng 5.2015 vừa qua do Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức. Khi Quinn đặt câu hỏi “Ai trong số các bạn muốn kiếm tiền?” Tất cả sinh viên tham gia tọa đàm cùng giơ cao cũng như như khi nghe câu hỏi thứ hai . “Vậy ai trong số các bạn muốn kiếm được nhiều tiền?”. Theo Quinn, chỉ có các doanh nghiệp bền vững mới có kết quả lâu bền. Ai muốn kiếm nhiều tiền, cần để ý đến xu hướng bảo vệ môi trường của doanh nghiệp mình đang làm việc.
Vấn đề Quinn đặt ra đã làm khán phòng khi ấy phải cân não. Gần 20 triệu thanh niên Việt Nam rõ ràng muốn thành công, họ cũng muốn một cuộc sống tốt đẹp như các người dân láng giềng Trung Quốc đi trước và một lúc nào đó được làm việc tại Singapore hoặc châu Âu. Kỹ thuật và các ngành kinh tế vì thế trở thành các môn ưa thích của thanh niên ở đây.
Một khu vực xa xỉ trong thành phố. Các thương hiệu xa xỉ phương Tây có mặt ở Sài Gòn. Mức lương tối thiểu ở đây vào khoảng 10 USD, nhưng hàng triệu người dân Việt nam luôn hy vọng cuộc sống khá giả.
Bức tượng to lớn của Hồ Chủ Tịch trên sân khấu của trường Đại Học Công nghệ Sài Gòn – một điểm tổ chức của Hành trình trao tặng sách đổi đời với sự tham gia của các diễn giả quốc tế do Trung Nguyên tổ chức, dường như đang dõi theo các bạn sinh viên đang bận bịu với máy tính, điện thoại di động. Trong hội trường hôm tọa đàm, rất đông sinh viên IT ngồi, họ có khẩu hiệu thời hiện đại trên đồng phục của mình: “Ăn, ngủ và lập trình”
Focus – số 25 năm 2015