Bạn luôn trải qua những ngày làm việc mệt mỏi nhưng lại không thể thấy được cơ hội phát triển lâu dài phía trước. Bạn cảm thấy bị mắc kẹt trong hiện tại, không thể tiến lên hay phát triển. Bạn nhìn những người bạn, đồng nghiệp của mình dần thăng tiến và luôn tự hỏi: “Tại sao mình quá khác họ?”
Nếu những vấn đề trên là của bạn thì việc bạn cần làm ngay lúc này là sử dụng quy tắc “5 giờ”. Đây là quy tắc được đúc kết từ những người thành công trên thế giới, bao gồm cả Bill Gates, Oprah Winfrey, và Mark Zuckerberg,… Đây là những công thức vô cùng cơ bản, nhưng có thể biến bạn trở thành người thành công.
Dành 5 tiếng mỗi tuần để học
Nguyên tắc “5 giờ” bao gồm việc dành ra 5 tiếng mỗi tuần hoặc một tiếng mỗi ngày tập trung vào việc học một cách có chủ ý. Điều này có nghĩa là họ tiết kiệm thời gian để hướng toàn bộ tâm trí vào việc học và phát triển kiến thức, các kĩ năng của bản thân. Việc học tập với nhiều dạng thức khác nhau sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm bao quát, đa dạng nhất.
Đọc sách
Đọc sách là thói quen phổ biến của nhiều người thành công và đây cũng là một cách đơn giản và thuận tiện để học, tích lũy kiến thức. Luôn luôn cố gắng giữ một cuốn sách trong túi của bạn và theo đuổi những mục tiêu về việc đọc sách mỗi tuần. Bạn có thể đọc một chương một ngày hoặc đọc một lượng trang nhất định trong một tháng.
Sự phổ biến của eBooks (Sách trực tuyến) sẽ giúp cho việc đọc bất cứ chủ đề yêu thích của bạn trở nên thuận lợi hơn, ở bất cứ khi nào, ở bất cứ nơi đâu. Hãy nhớ: Bill Gates là một tín đồ đọc sách và mỗi năm ông đọc khoảng hơn 50 cuốn.
Suy ngẫm
Suy ngẫm là một trong những phần quan trọng của việc học. Cố gắng thu nhận nhiều thông tin mà không chịu suy nghĩ về nó có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp; từ đấy, ngăn cản việc bạn tiếp nhận những kĩ năng mới.
Điều quan trọng nữa là bạn phải tập trung cao độ khi ngẫm nghĩ, tránh việc bị phân tâm. Hãy thử ghi chép những gì bạn hiểu, học được trong quá trình đọc. Nó sẽ cung cấp cho bạn những thông tin, tri thức về những bài học gần đây cũng như việc phát triển ý tưởng trong tương lai.
Thực nghiệm
Thực nghiệm là một yêu cầu căn bản nếu bạn muốn phát triển trong cuộc sống. Hãy dành ra một vài giờ cuối tuần để kiểm tra các lí thuyết và ý tưởng, thậm chí là dù nó điên rồ đến như thế nào. Một vài sản phẩm thành công trên thế giới đều xuất phát là kết quả của các cuộc thí nghiệm.
Sự đổi mới sẽ không bao giờ xuất hiện tại những sự vật, sự việc giống nhau, lặp đi lặp lại. Nếu thí nghiệm của bạn thất bại, bạn cũng sẽ học được nhiều bài học quý giá.
Đừng nhầm lẫn giữa làm việc và học tập
Nhầm lẫn giữa làm việc và việc học tập là điều rất dễ xảy ra. Bạn có thể nghĩ rằng, làm việc 40 tiếng mỗi tuần là đủ để bạn tìm thấy sự phát triển và thành công, nhưng thực tế rất hiếm những trường hợp như vậy. Trong khi bạn tập trung hằng ngày vào việc đối mặt với các vấn đề, bạn sẽ không cho mình thời gian để phát triển, trưởng thành.
Qui luật “5 giờ” không chỉ là việc bạn phải làm việc mỗi ngày mà còn hi vọng bạn có thể học thêm được một vài điều khác nữa. Hãy tự đặt cho mình những mục tiêu học tập nổi bật và hào phóng cho bản thân thời gian để thực hiện chúng. Sau tất cả, điều bạn nhận lại được là sự phát triển, trưởng thành vượt bậc.
Tập trung vào sự phát triển, chứ không chỉ là kết quả
Bạn có thể tin rằng bạn là càng là một người làm việc năng suất thì tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao lên. Năng suất đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành công, nhưng nó sẽ không là gì nếu không học tập suốt đời. Nếu bạn chỉ chăm chăm vào công việc hiện tại thay vì những mục tiêu cải tiến lâu dài, bạn sẽ không bao giờ nhận được sự phát triển.
Thông thường, chúng ta gặp rất nhiều khó khan khi bỏ ra 5 tiếng mỗi tuần để học, nhưng đôi khi lại không mang đến những kết quả tức thì. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ phải cảm ơn chính nó nếu quyết định theo đuổi trong thời gian dài. Hãy thử nhìn xa hơn tiền lương mỗi thàng của bạn và dành thời gian để cải tiến bản thân mình, trở thành người uyên bác nhất có thể.
Lấy cảm hứng từ những doanh nhân thành đạt trên thế giới, quy tắc “5 giờ” sẽ giúp bạn sớm tìm thấy thành công trên con đường của mình.
Châu Anh / Trí Thức Trẻ