Sách tự bản thân nó đã mang đến cho chúng ta những giá trị khác nhau, tùy vào cảm nhận của mỗi người đọc. Tuy nhiên bất kỳ cuốn sách nào cũng có giá trị riêng của nó. Và thế, “SÁCH KHUYẾN HỌC” cũng mang đến cho ta những điều mà ta cần phải chiêm nghiệm.
Mở đầu sách ông Fukuzama Yukichi khẳng định mọi người sinh ra đều bình đẳng và nếu có khác là do trình độ học vấn [..] Nền học vấn phải gắng liền với cuộc sống hàng ngày phải dựa trên tinh thần khoa học, tinh thần độc lập, tính ứng dụng…
Đúng vậy tạo hóa sinh ra chúng ta ai cũng như ai về tư cách và quyền lợi và trên hết mỗi người cần phải học để nâng cao tri thức và rèn luyên nhận cách sao cho xứng với bổn phận và trách nhiệm của bản thân.
Cũng như ông bà ta có câu: “học ăn , học nói , học gói, học mở”, học từ những điều nhỏ trong cuộc sống mà ai cũng phải học để rồi áp dụng nó vào thực tế. Chẳng hạn như một người nông dân bình thường họ cũng phải học để biết dùng loại phân hay thuốc trừ sâu nào tốt cho mùa vụ hay là ho cũng phải nhẩm tính trong suy nghĩ của mình làm sao để có thể nâng cao năng suất hơn nữa… Và trong mỗi chúng ta ai cũng có ham muốn dù là lớn hay nhỏ, nhưng trước hết ta phải biết suy nghĩ và hành động trong khuôn khổ pháp luật và phải biết lắng nghe để từ đó rút ra nhận định đúng không gây hại cho xã hội đất nước và giữ được sự tôn trọng của mọi người, chứ đừng vì một thái độ chủ quan mà đánh mất đi nhiều thứ. Ví dụ như thực trạng tham ô vẫn đang tái hiện …có phải chăng là sự ham muốn giàu có mà người ta bỏ qua mọi luật lệ, thái độ chủ quan rằng có thể không sao? nhưng cuối cùng họ bị trừng trị của pháp luật và nội tâm họ có ổn định chăng khi phải che giấu điều xấu đó…
Ai trong chúng ta đều hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn chính vì thế chỉ có học mới giúp bạn thành công nhưng theo tôi nghĩ đừng nên học như “mọt sách” để rồi không biết vận dụng vào cuộc sống thì cũng như không. Trong thời buổi hội nhập như hiện nay có rất nhiều thứ được du nhập vào nước ta chính thế chúng ta có rất nhiều cơ hội để phát triển hãy nắm bắt và biết tận dụng thế mạnh bên ngoài để phát huy đất nước và loại bỏ những tệ nạn để không ảnh hưởng đến văn minh, tôn trọng tiếng mẹ đẻ và ứng xử đúng văn hóa chỉ như vậy xã hội mới văn minh, cuộc sống ta sẽ văn minh.
Phần tôi tâm đắc nhất trong cuốn sách này là phần mười bảy “Bàn về sự tín nhiệm” bởi trong cuộc sống sự tin cậy của người khác đối với mình và sự tự tin của mình đối với bản thân sẽ góp phần tạo nên sự thành công không nhỏ trong cuộc sống và trong phần này tác giả còn giúp ta nhận định vấn đề là khi đạt được điều gì đó thì cũng đừng ỷ lại là ta làm được hay ta đã có … mà hãy cố gắng gìn giữ và nỗ lực hơn nữa cho những điều tốt đẹp hơn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Chủ Tịch đã dành tặng tất cả chúng ta không chỉ một quyển sách mà theo tôi là cả một giá trị cho cuộc sống.
Phương Linh – Bình Dương