Thế chấp nhà cửa, đặt cược toàn bộ tài sản tích góp được, chú Trịnh Bách Thắng quyết tâm đầu tư kinh doanh quán cà phê duy nhất với niềm tin “Chỉ Trung Nguyên mới có thể làm thay đổi, nâng tầm thưởng thức cà phê thành một nét văn hóa mới tại Việt Nam”
Cơ duyên từ cái bắt tay với “CHỦ TỊCH VŨ”
Gần 30 năm phục vụ trong quân đội, chú Trịnh Bách Thắng (sinh năm 1950) quyết định trở về quê hương Thanh Hóa lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Để cải thiện cuộc sống của gia đình, chú đã phải trải qua rất nhiều việc khác nhau.Tuy nhiên, những khó khăn này không làm chú từ bỏ khát vọng phải làm một cái gì đó để làm giàu cho bản thân và gia đình.
Thời điểm những năm 2000, việc kinh doanh quán cà phê ở Miền Bắc bị mọi người hiểu sai lệch, các quán đều rất nhỏ, “đèn xanh, đèn mờ”. Đa số cho rằng, những ai đến quán cà phê thường với mục đích xấu, không lành mạnh.
Nhận được tin từ một người cháu đang theo học Đại học hóa thực phẩm tại Hà Nội, chú quyết tâm tìm mọi cách khăn gói đến Hà Nội để tham dự “Hội nghị khách hàng” của một Hãng cà phê từ trong Nam ra tổ chức. Cũng tại đây, chú Trịnh Bách Thắng đã rất ấn tượng với một người mà chú vừa được bắt tay ở ngay cửa ra vào – người có đôi mắt sáng, khả năng trình bày thuyết phục, lôi cuốn, có âm vực vang rất rõ lời. Cho đến tận sau này, chú mới biết người đó là “CHỦ TỊCH VŨ” – ông Vua cà phê Việt Nam.
Chú Trịnh Bách Thắng luôn bị ám ảnh trước những lời chia sẻ của người mà chú vừa được bắt tay ngay tại cửa ra vào và quyết tâm theo đuổi đam mê của mình bằng một niềm tin “sống chết”.
Niềm tin của một người lính già
Những lời chia sẻ của “CHỦ TỊCH VŨ” tại “Hội nghị khách hàng” về văn hóa cà phê, phong cách phục vụ, việc thưởng thức cà phê, làm thế nào để có được một quán cà phê vừa là nơi có thể làm việc, vừa là nơi tất cả mọi người có thể đến để chia sẻ và cùng nhau thư giãn…. luôn thôi thúc, ám ảnh chú phải làm cho bằng được một không gian như thế.
Nghĩ là làm ngay, chú quyết định thế chấp căn nhà mình đang có và mang tất cả tài sản gia đình đã tích góp bao năm qua để đầu tư mở quán cà phê đầu tiên và gần như lớn nhất tại Thanh Hóa vào thời điểm ấy. Sản phẩm cà phê mà chú lựa chọn kinh doanh tại quán là chỉ duy nhất cà phê của Trung Nguyên, bởi chú luôn tin rằng: “Chỉ Trung Nguyên mới có thể làm thay đổi, nâng tầm thưởng thức cà phê thành một nét văn hóa mới tại Việt Nam”.
Bằng niềm tin của một người lính, chú Trịnh Bách Thắng đã đúng khi lựa chọn cà phê Trung Nguyên để khởi nghiệp. Hơn 15 năm qua, quán của chú luôn đông khách, chất lượng cà phê luôn được bảo đảm và khách hàng ngày một hài lòng hơn. Cho đến thời điểm này, chú chỉ bán duy nhất cà phê Trung Nguyên và không chấp nhận bất kỳ sản phẩm nào khác có mặt tại quán của mình. Chú chia sẻ rằng: “Đối với tôi, không phải là vấn đề yêu hay ghét mà là niềm tin của tôi với Trung Nguyên, với “ÔNG VŨ” quá lớn – lớn đến nỗi nếu có chết đi, tôi vẫn luôn tin rằng chỉ có cà phê Trung Nguyên mới là số 1“.
Đối với người cựu chiến binh này, cho dù có thế nào “Trung Nguyên vẫn luôn là số 1”
Rời khỏi quán Hồ Thành của chú Trịnh Bách Thắng trên đại Lộ Lê Lợi, P.Tân Sơn, Tp.Thanh Hóa chúng tôi dường như được tiếp thêm một liều “doping” cực mạnh đến nỗi hạnh phúc có thể vỡ òa ngay lập tức. Chúng tôi biết rằng, mình quá nhỏ bé trước những gì mà các người Anh, người Chị đi trước đã tạo nên một Trung Nguyên hùng mạnh, đầy tự hào như hôm nay. Và tin rằng, cà phê Trung Nguyên mãi sẽ là một nét văn hóa đặc trưng, một giá trị tinh thần đã và đang được tiếp nối liên tục, không bao giờ dừng lại….
Nhóm PV Trung Nguyên