Facebook Twitter Instagram
    Facebook Instagram YouTube
    Tủ sách Nền Tảng Đổi ĐờiTủ sách Nền Tảng Đổi Đời
    Subscribe
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Thông điệp người sáng lập
      • Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho thanh niên Việt
      • Tủ Sách Đổi Đời
        • Nghĩ Giàu Làm Giàu
        • Quốc Gia Khởi Nghiệp
        • Khuyến Học
        • Đắc nhân tâm
        • Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách
    • Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    • Chia sẻ
      • Góc bạn đọc
      • Người thành công
      • Việc tử tế
    • Tin tức & Sự kiện
      • Sự kiện hành trình
      • Góc báo chí
      • Hoạt động tặng sách
    Tủ sách Nền Tảng Đổi ĐờiTủ sách Nền Tảng Đổi Đời
    Home » Người Việt và chuyện đọc sách

    Người Việt và chuyện đọc sách

    0
    By Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời on 28/11/2016 Góc bạn đọc

    – Ông Trần Đăng Khoa ạ. Có một việc tôi muốn gõ cửa ông. Nhiều kênh truyền thông của ta vừa công bố bản thống kê 61 quốc gia có người đọc sách nhiều nhất thế giới không hề có tên Việt Nam. Thế mà Việt Nam  lại lọt vào danh sách 5 nước hạnh phúc nhất thế giới.

    Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, mỗi năm mỗi người Việt Nam chỉ đọc 0,8 cuốn sách. Số sách phân bổ tại các thư viện bình quân là 0,35 bản một người. Số lượng bản in, nhất là những đầu sách công cụ có giá trị tư tưởng, hàm lượng tri thức cao, chỉ dừng lại ở mức độ tối thiểu vài ba trăm bản hoặc một ngàn bản cho dân số hơn 90 triệu.

    – Người đưa ra bản thống kê 61 quốc gia đọc nhiều sách này có thể là người nước ngoài. Cơ sở khoa học để họ loại chúng ta ra khỏi những quốc gia tri thức chính là bản thống kê được công bố chính thức của chính chúng ta mà bà vừa nói.

    Tôi rất nghi ngờ, nếu ai đó bảo người Việt bây giờ rất ít đọc sách hoặc không còn ai đọc sách nữa. Nếu không còn ai đọc thì người ta in sách ra để làm gì?

    Chúng ta không có nhà xuất bản tư nhân. Nhưng các nhà xuất bản nhà nước đều do tư nhân chi phối. Sách in đẹp, giá rất đắt. Có cuốn vài trăm ngàn. Có cuốn đến cả triệu bạc. Cái giá ấy đâu có dành cho người bình dân hay giới trí thức và các học giả về hưu. Vậy mà vẫn trên trời dưới sách. Người ta đẩy giá lên để có tiền chia cho người in sách, bán sách, quảng bá sách.

    Nhiều nhà buôn sách giàu sụ, có xe hơi, nhà lầu rồi cho con học nước ngoài. Còn các nhà văn và các dịch giả thực sự có tài, thực sự có trách nhiệm với người đọc, không chịu viết ẩu, viết tạp thì chỉ được hưởng từ cuốn sách chỉ tính bằng 10% giá bìa.

    Những tác giả nổi tiếng có thể nhích hơn một chút, nhưng lượng in cũng chỉ 1.000 bản thôi. Có cuốn “ăn khách” còn xuất hiện khắp hang cùng ngõ hẻm, nằm trong cả những mẹt sách bán rong cùng với sách vụ án, sách tử vi bói toán, sách buồng the mà chúng ta vẫn quen gọi là “sách ngoài luồng”.

    Bạt ngàn, miên man thế, nhưng lượng in cũng vẫn chỉ 500, 800, hay 1.000 bản là cùng. Đấy là con số “rõ ràng” để người ta tính thuế với nhà nước và trả công cho người viết sách, dịch sách, còn số lượng in thật thế nào ở trong cõi mịt mù, thì chỉ ma quỷ mới có thể biết được mà thôi.

    vanhoadoc

    – Nhưng rõ ràng văn hóa đọc của chúng ta đang có vấn đề. Theo nhà văn Nguyên Ngọc, cần vận động khôi phục, xây dựng các tủ sách gia đình, chống lại kiểu văn hóa trọc phú, nhà giàu nào cũng có một tủ rượu rất sang mà tuyệt đối không có tủ sách, đem khoe với mọi người bao giờ cũng là khoe tủ rượu chứ có khoe tủ sách đâu.

    – Đấy là tâm lý tiểu nông. Anh nghèo mới hay khoe của. Mà của ấy có khi lại giả. Nhiều tủ rượu rất sang như chỉ có vỏ chai. Họ xin vỏ rượu ngoại bày cho oai. Người giàu không ai hoắng thế. Tuy nhiên, tôi đồng ý với bà: Văn hoá đọc của chúng ta đang có vấn đề.

    Có hai đối tượng cần phải được đọc nhiều thì họ lại đang mất dần thói quen đọc. Đó là các quan chức và học sinh, sinh viên. Tôi quan tâm đến các quan chức, bởi họ là những người điều hành cơ quan, điều hành xã hội. Sự tác động của họ vào xã hội rất lớn, bởi thế cần phải có một tầm nhìn cao rộng.

    Đọc sách là nâng cao kiến thức. Và thêm nữa, họ đọc sách không phải để thưởng thức văn chương mà là để hiểu lòng dân. Hiểu đời sống thực sự là như thế nào. Nó khác rất xa những bản báo cáo hay những bài báo hời hợt, một chiều.

    “Vui từ trong dạ vui ra – Buồn từ ngã bảy ngã ba buồn về”. “Vui từ trong dạ” là việc riêng tư, rất bình thường, ai cũng có. Nhưng “buồn từ ngã bảy ngã ba” là cái buồn ngoài mình, cái buồn nhân thế, là những xao động của xã hội, của muôn dân, chỉ những nghệ sĩ, trí thức đích thực, những người có sự mẫn cảm đặc biệt mới nắm bắt được.

    Với những nhà lãnh đạo, đọc sách là vi hành để hiểu được lòng dân. Nhiều khi sự thật và khát vọng của dân lại nằm trong những cuốn sách có tính phản biện hay những trang Facebook cá nhân tưởng như rất đơn lẻ.

    Chỉ tiếc bây giờ, trong sự phát triển như vũ bão của truyền thông, có cảm giác như không cần đọc cũng biết, nên không ít nhà quản lý đang mất dần thói quen đọc sách. Còn học sinh, sinh viên, cái giới lẽ ra cần đọc nhiều nhất, thì cũng không còn tâm sức đâu mà đọc sách nữa.

    Nhiều nhà văn và trí thức rất băn khoăn về hiện trạng này. Đặc biệt là Nguyên Ngọc. Tác giả “Rừng xà nu”, “Đất nước đứng lên” đưa ra những lý lẽ rất đáng lưu ý. Khi Nguyên Ngọc tỏ ra lo lắng về tình trạng học sinh không đọc sách, thì ông bạn của ông, một giáo sư tiến sĩ đã nhiều năm đứng trên bục giảng bảo: Anh kêu học sinh không đọc sách nhưng tôi xin hỏi anh học sinh của mình bây giờ lấy thì giờ đâu nữa mà đọc?

    Học sinh của mình bây giờ lấy thì giờ đâu nữa mà đọc
    Học sinh của mình bây giờ lấy thì giờ đâu nữa mà đọc

    Suốt ngày bị quần đến mệt nhừ vì bao nhiêu thứ kiến thức vô bổ cố nhét vào đầu. Tối lại ngập đầu trong những bài tập về nhà, ngủ cũng không yên, thở không ra hơi, còn đọc gì nữa? Nếu có chút thì giờ nào dôi ra được thì cũng là để thở, hơi đâu mà đọc, còn hào hứng thú vị gì nữa mà đọc!

    Cũng theo thông tin của nhà văn Nguyên Ngọc, nền giáo dục ở Phần Lan hiện nay đang được nhiều người nhất trí công nhận là chuẩn mực vào bậc nhất thế giới, kể cả Mỹ cũng phải tìm đến học. Khi một đứa bé vừa sinh ra thì quà tặng đầu tiên dành cho nó là một giỏ sách. Đúng là một mỹ tục của đất nước văn minh và hạnh phúc đích thực.

    Trẻ con Phần Lan 7 tuổi mới bắt đầu đi học, nghĩa là chậm hơn ở ta 1 năm, được tha hồ chơi thêm 1 năm nữa. Đi học thì hết sức thoải mái, nhuộm tóc đủ màu, nghe nhạc metal tức thứ rock hạng nặng, và người ta tuyệt đối cấm thầy cô không được cho bài tập về nhà… Vậy mà lớn lên chúng vẫn là những người hoàn thiện, giỏi giang, sống rất văn minh, và tất nhiên đọc sách cũng vào hàng nhất nhì thế giới.

    Cách làm giáo dục như ở ta hiện nay thì thật khó lòng mà có được thói quen ham mê đọc sách. Thường đến 20 tuổi rồi mà không hề biết đến ham thích và không có cái thú đọc sách thì cả đời sẽ khó lòng trở thành người ham đọc và biết đọc sách.

    Đấy là một điều rất đáng quan ngại. Hiện nay, đời sống của chúng ta đang rất khó khăn. Không ít người dân trở lại cảnh bần cùng. Nhiều tập đoàn kinh tế đang bên bờ vực phá sản. Nhưng theo Giáo sư, Cựu Thứ trưởng Bộ Giáo dục Chu Hảo thì vấn nạn lớn nhất của nước ta hiện nay vẫn không phải là kinh tế; vấn đề mang tính lâu bền và gốc rễ hơn nhiều lại là văn hóa.

    Văn hóa mới là cốt lõi của mọi vấn đề. Kinh tế dù rất phức tạp, khó khăn, nhưng cũng dễ giải quyết hơn. Một khi chúng ta hội nhập quốc tế thì dù sớm hay muộn, chúng ta cũng phải chấp nhận luật chơi chung, phải thay đổi để thích ứng với quốc tế.

    Phát triển kinh tế rất khó, nhưng không phải không có thể làm được. Cái khó hơn nhiều là xây dựng một nền văn hóa dân tộc có căn cơ, có chiều sâu. Nền văn hóa của một đất nước chắc chắn phải dựa trên nền tảng giáo dục. Giáo dục của chúng ta hiện lại đang xuống cấp, gây bức xúc trong toàn xã hội. Chính cách giáo dục đó đã không xây dựng được một nền văn hóa đọc thậm chí còn triệt tiêu cả văn hóa đọc.

    – Vậy theo ông, cần phải làm thế nào?

    – Hãy bắt đầu từ giáo dục. Cần cải cách, đổi mới thế nào để các em còn có thời gian đọc. Đọc cũng chính là học. Cụ Lê Nin bảo: “Học! Học nữa! Học mãi” là học ở trong sách đấy chứ. Sách mới là người thày dạy ta suốt đời.

    Cụ Đỗ Phủ cũng bảo: “Đọc sách vỡ muôn quyển – Hạ bút như có thần”. Vậy mà theo nhà văn Nguyên Ngọc, có không ít sinh viên, thậm chí cả sinh viên khoa văn, chưa bao giờ đọc trọn một cuốn sách, chỉ đọc một số trích đoạn bắt buộc.

    Có những vị thạc sĩ, tiến sĩ văn học không bao giờ đọc hết một cuốn sách cho đến đầu đến đũa. Nhà trường cần có quy định hẳn hoi lớp nào thì phải đọc hết những cuốn sách nào, hướng dẫn cách đọc.

    Bớt giờ học những môn ai cũng biết là hình thức và vô bổ đi, thậm chí cắt bớt một phần kiến thức đang dạy đi, xem thử có chết ai không, chúng ta tin là không, mà trái lại học trò của ta sẽ thông minh hơn, thoải mái, tự tin, chủ động, sáng tạo hơn.

    Nên dành thì giờ cho các em đọc sách. Hãy làm cho nhà trường trở thành nơi đầu tiên, cùng với gia đình, tạo cho con người ý niệm về sự cao quý của chữ nghĩa, sách vở, tập thói quen, nhu cầu và niềm say mê đọc. Trí tuệ của loài người nằm hết ở trong sách. Chính Sách sẽ dạy cho chúng ta thành người…

    – Cám ơn ông!

    Từ nhỏ, ông đã được biết đến là thần đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. 10 tuổi, xuất bản tập thơ đầu tiên. Nhưng có lẽ tác phẩm nhiều người biết đến nhất là bài thơ "Hạt gạo làng ta", ông sáng tác năm 10 tuổi, đã được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc.
    Nhà thơ Trần Đăng Khoa

    Song Yến ghi /Facebook nhà thơ Trần Đăng Khoa

    Related Posts

    Hữu Châu đọc sách sử để nhập vai hay

    Tính hiếu học của người Việt xưa và nay

    Triết lý Wabi sabi là gì? Wabi sabi và giá trị của sự tàn phai

    Leave A Reply

    Giới thiệu

    Tủ sách "nền tảng đổi đời" hợp nhất tinh hoa tri thức toàn nhân loại bao gồm hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập – Chủ Tịch Tập Đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Xem thêm...

    Tin Tức
    23/10/2023

    Khám phá mối quan hệ giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông

    06/06/2023

    Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng: Cuốn sách nghiên cứu cách thức gây ảnh hưởng

    Hình ảnh
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Copyright © 2016 Trung Nguyên Legend, All Rights Reserved
    • Liên hệ
    • Liên kết
      1. Kỹ Năng Sống
      2. Levier Agency
      3. giải pháp tài chính
      Featured
      Recent
      23/10/2023

      Khám phá mối quan hệ giữa vật lý hiện đại và đạo học phương Đông

      06/06/2023

      Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng: Cuốn sách nghiên cứu cách thức gây ảnh hưởng

      09/05/2023

      Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.