Dương Thụ sinh năm 1943 tại thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội, thuộc gia tộc họ Dương danh giá có hai cụ cố đỗ tiến sĩ triều Nguyễn và làm quan nhà Nguyễn: Dương Khuê và Dương Lâm tức ‘cụ Thiếu Vân đình’. Ông là cháu họ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và Giáo sư Tiến sĩ Dương Thiệu Tống. Do sinh ra trong gia đình địa chủ, nên trong cải cách ruộng đất gia đình ông đã li tán, do đó ông phải tự mình kiếm sống để đi học.
Trong những năm cấp 3, ông học piano với gia đình nghệ sĩ Thái Thị Sâm tại trường âm nhạc tư thục của cụ Lưu Quang Duyệt ở Hà Nội. Năm 1965, ông tốt nghiệp Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội, sau đó đi lên dạy học cấp 3 ở Tuyên Quang. Sáng tác đầu tiên của ông được biết tới là Nhớ làng xưa, được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam năm1962.
Năm 1972, ông thi đậu vào Khoa Sáng tác của Nhạc viện Hà Nội (cùng đợt với Nguyễn Cường và Trần Tiến), tuy nhiên do những rắc rối về hành chính nên năm thứ hai Đại học ông phải trở về Tuyên Quang làm giáo viên dạy văn tại trường Thanh niên Lao động XHCN Tuyên Quang (Nay là trường THPT ATK Tân Trào thuộc huyện Sơn Dương)
Năm 1978, ông chuyển vào miền Nam, làm Giảng viên khoa lí luận Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1982, ông chuyển sang hoạt động âm nhạc chính thức, vừa sáng tác vừa chỉ đạo nghệ thuật cho nhiều đoàn biểu diễn, rồi làm biên tập cho Nhà xuất bản Âm nhạc và Ðĩa hát Việt Nam, Tạp chí Âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Vào thập niên 1990, những sáng tác của ông bắt đầu được công chúng biết đến và đón nhận. Hàng loạt ca khúc của ông được phát trên sóng phát thanh truyền hình, xuất hiện trong nhiều chương trình, băng đĩa, được rất nhiều ca sĩ thể hiện như Lệ Quyên, Thanh Lam, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Bằng Kiều… Tháng 6 năm 2005. Theo ông chia sẻ: Hồng Nhung là ca sĩ thể hiện thành công nhất các sáng tác của tôi (Album Bài hát ru cho anh, Khu vườn yên tĩnh), sau đó là Mỹ Linh. Nhiều ca sĩ trẻ được ông kỳ vọng như Khánh Linh, Nguyên Thảo…, Chương trình Con đường âm nhạc số 2 mang tên Im lặng đã được tổ chức để vinh danh ông.
Người bạn đời của ông là Phạm Thị Thu Thủy, nữ phóng viên Báo Thể Thao & Văn Hóa
Những sáng tác của Dương Thụ khúc chiết, trữ tình, có phong cách riêng độc đáo nhưng vẫn mang hơi thở của âm nhạc hiện đại, phảng phất âm hưởng dân tộc và trở nên quen thuộc với khán giả Việt Nam trong những năm 1990 trở lại đây. Ông còn có các bút danh Trần Xuân Nam, Vân Đình, Ái Nhạc.
Những sáng tác tiêu biểu như: Mặt trời êm dịu, Bài hát ru cho anh, Tiếng sóng, Tháng tư về, Vẫn hát lời tình yêu, Cho em một ngày, Hơi thở mùa xuân, Họa mi hót trong mưa, Nghe mưa, Gọi anh…
- Phong cách Dương Thụ:
“Tôi giấu các bài hát của mình nhưng giấu mãi không được. Có người nói âm nhạc của tôi có chút gì đó giống Phạm Duy mà Phạm Duy thì chỉ có một nên tôi xấu hổ lắm. Mọi người cứ hỏi tôi viết nhạc theo phong cách gì, tôi nói mình chẳng có phong cách gì. Nhạc của tôi có chút gần với cổ điển, một chút gần với dân gian và một chút gần với nhạc nhẹ. Vì thế, giới trẻ có thể thích, nông dân cũng nghe và những người có học vẫn thưởng thức. Tôi có một chút trong 3 thứ đó nhưng không phải là cả 3. Tôi gọi nó là kiềng 3 chân để tạo nên một Dương Thụ.” | ||
—Dương Thụ |
Lý giải về sự yêu mến của công chúng dành cho âm nhạc của mình, nhạc sỹ Dương Thụ cho biết: “Âm nhạc của tôi có bóng dáng của âm nhạc dân gian, nhạc trẻ và cả nhạc thính phòng. Nhưng cuối cùng không là dòng nào trong số đó. Mỗi người yêu âm nhạc của tôi vì tìm thấy một thể loại người ta thích. Nông dân thích nhạc của Dương Thụ vì chất dân gian, người trẻ thích nhạc của Dương Thụ vì nó trẻ trung, có tiết tấu và trí thức thích nhạc của Dương Thụ vì có chất thính phòng”. | ||
—Dương Thụ |
- Hà Nội rất đời thường trong Dương Thụ:
“Tôi yêu Hà Nội vỉa hè. Mỗi lần ra đây tôi thích được sà vào hàng nước, uống nước trà, nói chuyện với những người bán nước, bán hoa quả. Hà Nội cứ tự nhiên vào trong tôi như thế. Tôi không có cái hào hoa của người Hà Nội mà có chút chân thành, bình dị của người lao động.” | ||
—Dương Thụ |