Facebook Twitter Instagram
    Facebook Instagram YouTube
    Tủ sách Nền Tảng Đổi ĐờiTủ sách Nền Tảng Đổi Đời
    Subscribe
    • Trang chủ
    • Giới thiệu
      • Thông điệp người sáng lập
      • Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho thanh niên Việt
      • Tủ Sách Đổi Đời
        • Nghĩ Giàu Làm Giàu
        • Quốc Gia Khởi Nghiệp
        • Khuyến Học
        • Đắc nhân tâm
        • Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách
    • Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    • Chia sẻ
      • Góc bạn đọc
      • Người thành công
      • Việc tử tế
    • Tin tức & Sự kiện
      • Sự kiện hành trình
      • Góc báo chí
      • Hoạt động tặng sách
    Tủ sách Nền Tảng Đổi ĐờiTủ sách Nền Tảng Đổi Đời
    Home » Trẻ em Do Thái 5 tuổi phải ‘làm thêm’ kiếm tiền thì thanh niên Việt 20 tuổi vẫn được dạy

    Trẻ em Do Thái 5 tuổi phải ‘làm thêm’ kiếm tiền thì thanh niên Việt 20 tuổi vẫn được dạy

    0
    By Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời on 03/03/2017 Góc bạn đọc

    “Nhiệm vụ của con là phải học” là câu cửa miệng của nhiều phụ huynh Việt Nam khi nhắc nhở con cái của mình từ khi học lớp 1 cho đến hết Đại học, thậm chí là đang học lấy bằng Thạc sĩ.

    Bố mẹ Việt Nam quan niệm rằng, con cái chỉ nên tập trung vào việc học sao cho thật giỏi, lấy được tấm bằng đẹp sẽ dễ dàng xin việc. Còn nhiệm vụ KIẾM TIỀN là chuyện của bố mẹ.

    Thế nhưng, trái ngược ở Việt Nam, phụ huynh Do Thái luôn dạy con kiếm tiền và biết giá trị của đồng tiền ngay từ khi mới sinh ra.

    Trẻ em Do Thái từ 1-3 tuổi sẽ phải học nhận biết được tiền xu và tiền giấy. Khi 3-4 tuổi, trẻ phải biết dùng tiền xu mua những món hàng đơn giản, hoặc dùng tiền trao đổi hàng hóa, hiểu được giá trị của đồng tiền. Và khi lên 5 tuổi, trẻ em đã bắt đầu “làm thêm” để kiếm tiền.

    Ở Isarel, các bậc phụ huynh cho rằng, 5 tuổi là giai đoạn thích hợp nhất để con “làm thêm” kiếm tiền. Cha mẹ Do Thái đặc biệt chú ý đến khả năng lao động của trẻ.

    Thông thường, đến 5 tuổi, cha mẹ sẽ giao một số việc nhà cho trẻ làm và thưởng tiền. Chẳng hạn, lau nhà là 15 xu, quét dọn phòng 20 xu, đổ rác 5 xu… Khi trẻ lớn dần lên, cha mẹ sẽ giao cho trẻ một số công việc khó khăn hơn, đương nhiên tiền thưởng cũng sẽ cao hơn.

    Tuy vậy, không phải tất cả việc nhà đều được nhận tiền thưởng.

    Người Do Thái rất thông minh, không phải bất cứ công việc nhà nào mà trẻ làm đều được thưởng tiền. Vì có một số việc nhà thuộc trách nhiệm của trẻ, ví dụ như tự giặt những bộ quần áo nhỏ, thu dọn và sắp xếp sách vở gọn gàng… Những công việc này đều không có tiền thưởng, chỉ có một số cha mẹ thống nhất với trẻ rằng, làm xong việc nhà và làm tốt mới được nhận tiền thưởng.

    Ngoài ra, một số công việc nhà làm hay không làm hoàn toàn do trẻ quyết định, trẻ làm cũng không có tiền mà không làm cũng không sao. Cách phân loại công việc hợp lý như vậy sẽ nâng cao tinh thần nhiệt tình làm việc của trẻ.

    Khi trẻ được hơn 10 tuổi, cha mẹ Do Thái thường liệt kê một bảng công việc hàng ngày cho trẻ, sau mỗi công việc sẽ ghi số tiền tương ứng. Trẻ hoàn thành công việc xong sẽ nhận được số tiền đó.

    Lúc đầu, cha mẹ không nên để cho trẻ làm quá nhiều việc gây cảm giác mệt mỏi, từ đó khó hoàn thành kế hoạch.

    Thông thường, cha mẹ sẽ sắp xếp công việc cho trẻ theo chiều hướng tăng dần về số lượng cũng như độ khó, mục đích là nhằm giúp trẻ yêu lao động, hiểu được giá trị của lao động.

    Tất cả số tiền thưởng mà con kiếm được (dù ít hay nhiều) cũng sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng riêng của con. Và số tiền đó được dùng trong mục đích tùy con quyết định song bố mẹ luôn khuyến khích chúng tiêu dùng có ích, một phần để mua sách vở, làm từ thiện… và số còn lại để đầu tư sinh lời.

    Bên cạnh việc kiếm tiền, người Do Thái cho rằng, khi làm việc nhà, trẻ còn học được các kỹ năng sống tự lập, từ đó thích nghi với cuộc sống hơn. Trong trường hợp bố mẹ có việc bận không ở nhà, trẻ sẽ tự biết xoay sở tốt mà hoàn toàn không cảm thấy khó khăn.

    Trẻ em Do Thái 16-17 tuổi hầu hết đã nắm được một số kiến thức kinh tế, như kiến thức cơ sở của kinh tế vĩ mô, học cách quan tâm chú ý đến kinh tế thị trường toàn cầu, bắt đầu hiểu một số mối quan hệ giữa các công cụ tiền tệ.

    Những bậc cha mẹ Việt sẽ kinh ngạc vì với trẻ vị thành niên hoàn thành những nhiệm vụ trên là thử thách không hề dễ dàng. Nhưng với trẻ em Do Thái, nhiệm vụ đó dễ như trở bàn tay, vì các em từ nhỏ đã được giáo dục về tài chính, và được giáo dục rằng: Nếu muốn có tiền tiêu cần phải lao động.

    giáo dục Người Do Thái thanh niên trẻ em Việt Nam

    Related Posts

    Hữu Châu đọc sách sử để nhập vai hay

    Tính hiếu học của người Việt xưa và nay

    Triết lý Wabi sabi là gì? Wabi sabi và giá trị của sự tàn phai

    Leave A Reply

    Giới thiệu

    Tủ sách "nền tảng đổi đời" hợp nhất tinh hoa tri thức toàn nhân loại bao gồm hơn 100 đầu sách quý được Nhà sáng lập – Chủ Tịch Tập Đoàn Trung Nguyên Legend Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn từ hàng triệu cuốn sách, từ hàng nghìn tấm gương danh vĩ nhân thành công nhất của nhân loại. Xem thêm...

    Tin Tức
    06/06/2023

    Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng: Cuốn sách nghiên cứu cách thức gây ảnh hưởng

    09/05/2023

    Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật

    Hình ảnh
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Tủ Sách Nền Tảng Đổi Đời
    Copyright © 2016 Trung Nguyên Legend, All Rights Reserved
    • Liên hệ
    • Liên kết
      1. Kỹ Năng Sống
      2. Levier Agency
      3. giải pháp tài chính
      Featured
      Recent
      06/06/2023

      Thuật gây ảnh hưởng hay là truyền bá tư tưởng: Cuốn sách nghiên cứu cách thức gây ảnh hưởng

      09/05/2023

      Từ mỹ học đến các loại hình nghệ thuật

      11/04/2023

      Bàn về tương lai của nhân loại

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.