Thói quen có thể thay đổi cuộc sống của mỗi người. Có những người có thói quen đơn giản, như thích tán gẫu, trong khi những người khác lại thích những điều cao quý hơn, như cầu nguyện cho người khác. Dù bạn là ai thì thói quen có thể góp phần giúp bạn thành công hay khiến bạn thất bại suốt cả cuộc đời.
Daniel Ally là một chuyên gia kinh tế quốc tế, là tác giả của 3 cuốn sách bán chạy, và là một diễn giả có tiếng tại Mỹ. Chàng trai 24 tuổi cũng là nhà sáng lập The Ally Way, tổ chức đã giúp hàng chục triệu chủ doanh nghiệp tăng sức ảnh hưởng, mở rộng doanh thu. Daniel trở thành triệu phú đô la từ một tay gây dựng ở tuổi 24. Chàng trai trẻ đã chia sẻ bí quyết để sở hữu số tài sản đáng mơ ước ở tuổi đời còn rất trẻ.
Học
Điều đầu tiên và cốt lõi nhất đó là tôi chưa bao giờ kết thúc một ngày mà không học hỏi. Học có thể ở bất kỳ hình thức nào. Cá nhân tôi học mỗi ngày ít nhất là 3 tiếng. Đó chính là lúc tôi học từ các việc đơn giản như: đọc từ điển, đọc sách, xem video, xem xét và trả lời bình luận, trao đổi với huấn luyện viên.
Trong tất cả các việc trên thì đọc sách là điều quan trọng nhất đối với tôi. Mỗi ngày trôi qua tôi luôn tìm đến với sách và chìm đắm trong rất nhiều ý tưởng. Tôi cũng luôn để điện thoại trong một phòng khác khi tôi đang “nhâm nhi” kiến thức và lĩnh hội các điều tuyệt vời nhất từ sách. Tất cả các cuốn sách trên thế giới sẽ trả lời tất cả những điều khó nói nhất. Tôi có thể chịu đói một bữa nhưng không thể nào chịu được nếu không đọc sách.
Đặt mục tiêu
Mỗi ngày bạn nên đặt nhiệm vụ của mình thành những mục tiêu. Tôi luôn viết ra cuốn sách ghi chép mọi việc mà tôi muốn đạt được trong tháng, năm hay 10 năm tới. Việc làm này đã cuốn hút tôi và giúp tôi nghĩ đến những điều lớn lao hơn và từng bước vượt qua những rắc rối nhỏ trong cuộc sống. Cho đến hôm nay, tôi đã đã có hơn 100 cuốn sổ ghi chép như vậy.
Bạn hãy nghĩ đến việc đặt mục tiêu cho một cuộc sống xa hoa trong 10 năm tới. Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu này thì hãy đặt ra một số ý tưởng để đạt được điều đó. Ví dụ, bạn sẽ lên danh sách cho những ý tưởng sau, như 1 biệt thự 10 phòng ngủ, một đầu bếp riêng, một chiếc Roll-Royce. Khi bạn đã viết nên được những ý tưởng đó thì bạn sẽ cảm thấy thích thú để “bước tới” những mục tiêu trong cuộc sống của mình.
Kế hoạch
Bạn nên không ngừng đặt mục tiêu nhưng bạn cũng nên lên kế hoạch để đạt được những điều đó.
Trước hết, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu 10 năm thành các năm, tháng, tuần và ngày. Ngay khi bạn chia nhỏ các mục tiêu thì bạn sẽ có thể tiến tới để đạt các kết quả và tìm ra cách để giúp bạn dễ tính toán hơn.
Một trong những khách hàng của tôi có các mục tiêu lớn để trở thành một diễn giả chuyên nghiệp. Tuy nhiên ông ấy không biết lên kế hoạch như thế nào. Tôi đã nói với ông ấy rằng phải đặt mục tiêu cao (nhưng không phải là không khả thi) và lên kế hoạch để đạt các mục tiêu đó. Tôi cũng nói rằng nếu ông ấy có 120 bài phát biểu mỗi năm thì chắc chắn sẽ đạt được các mục tiêu đề ra. Tôi đã giúp ông ấy vượt mục tiêu trong 10 tháng, điều ngày có nghĩa là cứ 3 tuần thì ông ấy có một bài phát biểu.
Sau khi chúng tôi đạt kế hoạch, ông ấy phải thừa nhận rằng mục tiêu của mình hoàn toàn có thể đạt được.
Kết nối
Trong kỷ nguyên mới này chúng ta có quá nhiều cách để liên lạc, kết nối. Để kết nối một cách hiệu quả, bạn sẽ phải là người “sản xuất”, không phải là “người tiêu dùng”. Điều này có nghĩa là phải phải chủ động để kết nối, liên lạc. Đừng nên chờ đợi e-mail hay điện thoại mà hãy chủ động tìm đến người bạn muốn liên lạc. Hãy nhớ rằng kết nối là một thói quen hàng ngày.
Tôi sử dụng một hệ thống đặc biệt được gọi là “Nguyên tắc thứ 10”. Nguyên tắc này cho phép tôi gửi 10 tin nhắn, gọi 10 cuộc điện thoại và 10 e-mail mỗi ngày. Trên hết, tôi liên tục sản xuất video, làm thuyết trình, và viết báo. Điều này giúp tôi tiếp xúc được nhiều người hơn. Tôi cũng đăng tải vài lần mỗi ngày trên tất cả các mạng xã hội. Đây là một kênh kết nối tuyệt vời.
Viết báo
Mỗi người đều cần có thời gian để suy nghĩ. Để suy nghĩ một cách hiệu quả nhất thì bạn nên viết báo. Nó sẽ cho phép bạn phản ánh từng ngày, và đặt những câu hỏi nghiêm túc nhất. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có thể theo dõi được từng câu chuyện, ý tưởng, trò đùa, bài học, các lời nói, những kinh nghiệm thành công, thất bại… Bạn cũng có thể ghi nhớ được những người mà bạn đã từng gặp và gặp ở đâu.
Mỗi ngày tôi viết ít nhất là 4 trang giấy cho tờ báo của mình. Mỗi bài viết giúp tôi phản ánh được những thành tích mình đã đạt được, những thách thức và cơ hội. Đôi khi, tôi sẽ viết báo trong khoảng hơn 1 giờ.
Khi tôi nhìn lại các bài viết của mình, tôi thường rất ngạc nhiên bởi những hành trình của mình. Hơn thế nữa, thực sự là một điều rất tốt khi chúng ta để lại những ghi chú cho các thế hệ tương lai của mình.
Khôi Linh | Dân Trí