Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp chiếm đa số và chủ yếu trong nền kinh tế, chiếm gần97% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước, sử dụng tới 51% lao động xã hội vàđóng góp hơn 40% GDP… Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp này đã nộp cho Nhà nước đã tăng18,4 lần sau 10 năm. Những con số trên đã khẳng định tầm quan trọng vàgiá trị mà các doanh nghiệp dân doanh mang lại. Tuy nhiên, theo một thống kê bỏ túi từ 100 người đã khởi nghiệp trong 02 năm trở lại đây thì 80% đứng trướcnguy cơ giải thể trong năm đầu tiên hoạt động.
Nguyên nhân chính xuất phát từviệc thiếu vốn (chiếm 40%); thiếu kiến thức về quản trị điều hành doanh nghiệpvừa và nhỏ (chiếm 50%), thiếu kinh nghiệm thực tế trong môi trường kinh doanh(chiếm 30%). Rõ ràng, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của một thế hệ doanhnhân ngày càng trẻ hơn về tuổi đời. Họ tự tin, quyết liệt, mạnh mẽ để tự tạo ra việc làm cho bản thân mình và cho nhiều người khác. Dù vậy, để doanh nhân trẻkhởi nghiệp thành công, họ rất cần sự đồng hành của rất nhiều tổ chức và cánhân.
Bên cạnh đó, trong vòng khoảng 4năm trở lại đây, một “dòng chảy” khởi nghiệp mới đã thực sự xuất hiện và ghi dấuấn đậm nét tại Việt Nam. Bất chấp những khó khăn, thị trường khởi nghiệp ở ViệtNam vẫn đứng trong top 3 thị trường khởi nghiệp phát triển mạnh tại khu vực Đông Nam Á, cùng với Thái Lan và Indonesia. Điều này chứng tỏ thị trường khởinghiệp Việt Nam đang có sức sống và tiềm năng phát triển.
Cuốinăm 2013, tôi làm Giám khảo Cuộc thi Hành trình vì khát vọng Việt với sự thamgia của 30 trường đại học trên toàn quốc, được chia làm 5 khu vực: Đồng BằngSông Cửu Long, TP.HCM, cao nguyên, miền Trung và Hà Nội. Các đội dự thi phải trình bày dự án kinh doanh có liên quan đến ngành nghề hoặc địa phương của mình. Chứng kiến khát vọng khởi nghiệp của các em thông qua những dự án tâm huyết,là một doanh nhân thuộc thế hệ đàn anh, tôi rất xúc động. Tuy nhiên, tôi cũngcó một băn khoăn lớn khi nhiều dự án chỉ được xây dựng để đi dự thi. Các thí sinh cũng chưa nghĩ đến việc sẽ triển khai nó. Khởi nghiệp như một điều gì đó,quá khó và mông lung! Tôi lại liên tưởng đến một lớp học ở Hà Tĩnh có 45 học sinh đều mong muốn trở thành cán bộ Nhà Nước!
Tôi cũng là giám khảo của nhiều cuộc thi khởi nghiệp khác mà thí sinh là những sinh viên đã tốt nghiệp hoặc đã bắt đầu kinh doanh. Các dự án này, ít nhiều đã khả thi hơn nhưng những chủ nhân đều lo lắng, không biết doanh nghiệp của mình sẽ tồn tại được bao lâu khi mà những bước đi chập chững đầu tiên đều khá khó khăn và rủi ro. Đa số họ đều cảm thấy mình như thiếu hụt điều gì đó để tự tin điều hành doanh nghiệp – đứa con do mình sinh ra. Một số bạn thì suy nghĩ đơn giản hơn khi cho rằng mình phải mở doanh nghiệp vì không thể xin được việc làm ở nơi khác.
Tôi tham gia giảng dạy về khởi nghiệp, về lập dự án kinh doanh, về huy động vốn cho các bạn trẻ ở TP.HCM và các tỉnh thành. Họ học rất chăm chỉ và đặt ra nhiều câu hỏi hóc búa. Tuy nhiên, tôi nhận ra chưa có một giáo trình nào hoàn chỉnh về dạy khởi nghiệp. Mỗi trung tâm đào tạo, tuỳ theo nhận thức của mình mà xây dựng những nội dung khác nhau có liên quan đến khởi nghiệp. Sự chia sẻ, hướng dẫn của những doanh nhân thành công với các bạn trẻ khởi nghiệp còn rất ít. Việc hướng dẫn, tư vấn sau khi các bạn học xongkhóa khởi nghiệp cũng không nhiều.
Tôi khá bất ngờ khi con gái tôi học lớp 9 trường Việt Úc mà trong chương trình đào tạo của trường, học sinh được học môn business. Trong đó, học sinh được dạy cách lập phương án kinh doanh, hiểu biết về các mô hình kinh doanh cũng như được thực tập kinh doanh. Tôi đánh giá rất cao chương trình học này và cho rằng, đây là môn học cần thiết để giúp các em học sinh hiểu về kinh doanh và có những định hướng nghề nghiệp ngay ở tuổi này.
Cách nay nhiều năm, tôi đến bang Oklahoma và được đến thăm một vườn ươm khởi nghiệp của Mỹ. Ở đó, các doanh nhân khởi nghiệp được tạo điều kiện về cơ sở vật chất (văn phòng, tiện nghi…), tài chính cũng như được sự tư vấn của những chuyên gia có kinh nghiệm. Tôi đi dạo vòng quanh và thấy được không khí làm việc say mê của các bạn trẻ ở đó. Tôi đã ước ao một ngày nào đó, Việt Nam sẽ có được nhiều vườn ươm như vậy. Tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc thành lập những cơ sở kinh doanh mới tại Mỹ vì quốc gia này rất chú trọng đến vấn đề việc làm. Ngày hôm nay, đến thăm doanh nghiệp của Mỹ thì điều được giới thiệu đầu tiên sẽ là số lượng lao động đang làm việc tại công ty.
Việt Nam là quốc gia có trên 50% dân số dưới 30 tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp đang là vấn đề báo động, đặc biệt là các trí thức trẻ. Một chiến lược quốc gia về khởi nghiệp,thành lập được những doanh nghiệp trẻ có chất lượng, phát triển bền vững và góp phần giải quyết việc làm đang là một vấn đề cấp thiết. Chiến lược này phải bao gồm một môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân cũng như một hệ sinh thái hữu ích cho những doanh nhân trẻ khởi nghiệp.
Chính phủ nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nhân trẻ khởi nghiệp. Tôi gặp một người bạn – là một nghị sĩ và là mộtdoanh nhân người Singapore. Anh cũng là một thành viên trong Hội đồng đánh giá các dự án khởi nghiệp của doanh nhân trẻ Singapore. Chính Phủ Singapore khuyến khích doanh nhân trẻ Singapore khởi nghiệp thông qua việc hỗ trợ về tài chính.Các công ty Singapore do các doanh nhân thành lập muốn nhận khoản hỗ trợ khônghoàn lại 50.000 SGD của Chính phủ thì phải nộp và thuyết trình dự án kinh doanh của mình. Anh bạn cho biết, rất nhiều doanh nghiệp trẻ Singapore đã được hà hơi tiếp sức ngay từ đầu nhờ khoản vốn này của Chính phủ. Chính phủ Hàn Quốc cũng có một sự hỗ trợ khác cho doanh nhân trẻ khi yêu cầu các ngân hàng thương mại phải dành một khoản ngân sách để cho doanh nhân trẻ khởi nghiệp vay. Vì chính phủ Hàn Quốc hiểu rằng,vốn là một trong những điểm yếu nhất của doanh nhân khởi nghiệp.
Theo thống kê, những doanh nghiệp trẻ thường dễ sụp đổ trong những năm đầu khởi nghiệp. Việc thiếu tiếp cận với quản trị doanh nghiệp, nghĩa là có một tỷ lệ cao các sinh viên hoặc những người khởi nghiệp thiếu kinh nghiệm cố gắng tìm may mắn trong việc lập một doanh nghiệp. Những startup về công nghệ có xu hướng thu hút những chuyên gia về công nghệ với kinh nghiệm kinh doanh ít ỏi. Trong mộtbáo cáo thực hiện bởi Tổ chức quản trị doanh nghiệp nhỏ của Mỹ, đã chỉ ra rằng, 66% các doanh nghiệp mới thành lập ở Mỹ có thể tồn tại trong vòng 2 năm sau khi thành lập, và 44% có thể tồn tại 4 năm sau đó. Một phân tích khác cho thấy tỉ lệ thất bại cao khoảng 60% trong 5 năm đầu tiên và một số bằng chứng ở Nam Phi cho thấy con số này có thể lên đến 80%.
Quatiếp xúc với các em sinh viên và thanh niên Việt Nam trong những năm gần đây,tôi cảm nhận rất rõ khát khao khởi nghiệp và làm giàu chính đáng của các em.Đây là một điều hết sức đáng quý. Để Việt Nam có thể trở thành một quốc gia khởinghiệp rất cần một sự kết hợp đồng bộ giữa Chính Phủ, các tổ chức chính trị xã hộicó liên quan, nhà trường, các thế hệ doanh nhân thành đạt và nỗ lực tự thân củanhững bạn trẻ.
Về phía Chính Phủ, cần đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh thông thoáng,thuận lợi, hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong bộ máy, ban hành chiến lược pháttriển kinh tế quốc gia ngắn và dài hạn cũng như cơ chế chính sách hỗ trợ thiết thực cho thanh niên khởi nghiệp. Việc cổ phần hóa doanh nghiệp quốc doanh cũng cần phải thực hiện nhanh và quyết liệt. Mộ thệ sinh thái tích cực, hữu ích bao gồm đào tạo, tư vấn, vốn và những chính sách ưu đãi ban đầu là rất cần thiết cho doanh nhân khởi nghiệp. Mô hình vườn ươm doanh nghiệp cần được đúc kết, điều chỉnh để có thể nhân rộng trong cả nước. Cần phải xem việc khuyến khích khởi nghiệp là vấn đề sống còn của quốc gia.
Các tổ chức chính trị, xã hội như Đoàn Thanh Niên, Hội Liên Hiệp Thanh Niên, Hộidoanh nhân… cần xem việc khuyến khích khởi nghiệp và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức.
Đối với các thế hệ doanh nhân thành công nên sẵn lòng hỗ trợ, tư vấn và chia sẻ với thanh niên khởi nghiệp. Các chương trình như Mỗi doanh nhân là một người thầy do BSSC và YBA TP.HCM tổ chức cần được đánh giá, rút kinh nghiệm và triển khai rộng khắp trong cả nước.
Đối với chương trình giảng dạy trong nhà trường, cần sớm nghiên cứu và đưa vào giảng dạy môn học kinh doanh, tốt nhất là ở cuối cấp 2. Đối với chương trình đào tạođại học, nên có mối liên hệ càng mật thiết với hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.
Cuối cùng, với các bạn trẻ đang hăm hở khởi nghiệp, cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng cần thiết, cũng như một thái độ dấn thân, sẵn sàng trải nghiệm và học hỏi không ngừng. Có như vậy thì mới hy vọng Việt Nam trở thành một quốc gia khởi nghiệp trong thời gian sắp tới.
Nguyễn Tuấn Quỳnh