Cuối thế kỷ 12, các bộ lạc Mông Cổ đang bị chia rẽ, họ thường xuyên xung đột, tranh chấp vì lợi ích riêng. Tình hình này kéo dài liên miên khiến người Mông Cổ có cuộc sống rất khó khăn.
Về mặt chính trị, các bộ lạc Mông Cổ có mối liên hệ về chủng tộc nhưng không hề tồn tại cái gọi là “dân tộc Mông Cổ“. Trong khi đó, bao vây thảo nguyên Mông Cổ là những thế lực thù địch có điều kiện kinh tế phát triển hơn Mông Cổ rất nhiều lần.
Giữa bối cảnh lịch sử đó, Thành Cát Tư Hãn đã quyết tâm thống nhất các dân tộc, đưa người Mông Cổ thoát ra khỏi vòng nghèo đói, mang lại sự thịnh vượng cho người dân và sự công bằng cho mọi người. Thành Cát Tư Hãn đã cho người Mông Cổ thấy tầm nhìn về một đế chế thế giới và truyền được tâm thế đó tới những chiến binh thảo nguyên, từ đó thu phục và là hiện thân cho khát vọng của đế chế Mông Cổ.
Cũng chính khát vọng đưa dân tộc trở thành đế chế, những bộ lạc rời rạc trên thảo nguyên Mông Cổ đã cùng đoàn kết dưới ngọn cờ Đại Hãn. Họ không đánh cướp lẫn nhau mà bắt đầu tranh đấu với dân tộc khác. Những người du mục Mông Cổ trở thành đội quân hiếu chiến, hùng mạnh cũng từ khát vọng muốn thống trị các dân tộc khác. Họ sẳn sàng tham chiến bất chấp sự chênh lệch về lực lượng và sự nghèo nàn về thiết bị vũ khí. Đội quân Mông Cổ với 10 ngàn quân và tham vọng cháy bỏng trở thành nổi khiếp sợ của bất kỳ thành trì nào mà đội quân này kéo tới. Và lịch sử đã ghi nhận họ như một trong những minh chứng xuất sắc nhất cho mật mã thành công chung của các nền văn minh, các đế chế, các quốc gia thành công.
MỌI ĐẾ CHẾ ĐƯỢC XÂY DỰNG HÙNG MẠNH NHẤT MỌI THỜI ĐẠI, ĐỀU KHÔNG PHẢI DO DIỆN TÍCH LỚN NHỎ HAY DÂN SỐ ÍT NHIỀU, HAY TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN GIÀU NGHÈO HAY ĐỊA CHÍNH TRỊ THUẬN NGHỊCH, HAY VỊ THẾ DÂN TỘC CAO THẤP MÀ ĐỀU ĐƯỢC QUYẾT ĐỊNH BỞI ĐỨC TIN TUYỆT ĐỐI MÃNH LIỆT TRONG MỌI HOÀN CẢNH, BỞI HỆ GIÁ TRỊ VÀ TƯ TƯỞNG ƯU VIỆT, BỞI TẦM NHÌN SÁCH LƯỢC ĐÚNG ĐẮN TRƯỚC MỌI THÁCH THỨC SẴN CÓ, BỞI MÔ HÌNH THỰC THI VƯỢT TRỘI DÙ KHÔNG SẴN CÓ MỌI NGUỒN LỰC VÀ BỞI PHẨM TÍNH VĨ ĐẠI TRONG MỌI NGHỊCH CẢNH
Người Mông Cổ với NIỀM TIN TUYỆT ĐỐI VÀO NGƯỜI LÃNH ĐẠO cũng đã minh chứng rằng bất kỳ dân tộc nào, quốc gia nào đều có thể biến nhỏ thành lớn, biến nghịch cảnh thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến yếu ớt thành hùng cường, biến nô dịch thành ảnh hưởng và trở nên trường tồn cùng thời gian nếu có được một TÂM THẾ VĨ ĐẠI và ĐỨC TIN HỢP NHẤT đúng đắn, toàn vẹn.
Vị Đại Hãn của họ – Thành Cát Tư Hãn được tất cả thần dân gọi là đại diện của “Mongke Koko Tenri” (Trời xanh bất diệt) chẳng những phục hưng cho dân tộc mà còn đưa họ lên hàng thống trị tất cả các dân tộc khác. Đội quân Mông Cổ không run sợ trước bất kỳ đối thủ nào, vì ngay trong suy nghĩ của mình, họ tin họ là đội quân chiến thắng, đội quân bất bại. Và thực tế đã chứng minh, quân Mông Cổ đã đánh bại hầu hết các quốc gia ở châu Á và châu Âu, ngay cả với những nước có quân đội lớn gấp nhiều lần như Hungary hay Hà Lan.
Khát vọng mãnh liệt, lòng trung thành và đức tin tuyệt đối chính là sức mạnh đưa dân tộc Mông Cổ vốn nghèo nàn, dân số ít ỏi trở thành dân tộc thống trị gần nửa địa cầu.
TÂM THẾ VĨ ĐẠI và KHÁT VỌNG LỚN cũng chính là kim chỉ nam giúp cho Thành Cát Tư Hãn, từ một du mục nghèo khó có thể xây dựng được một đế chế Mông Cổ hùng cường nhất lịch sử cổ đại. Ông trở thành vị thủ lĩnh huyền thoại, và biểu tượng vĩnh viễn cho khát vọng Mông Cổ. Cho đến thời đại toàn cầu hóa hiện nay, người Mông Cổ vẫn giữ niềm tin rằng, với tinh thần khát vọng mà Thành Cát Tư Hãn để lại, nếu có được ĐỨC TIN HỢP NHẤT, HỆ GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG ƯU VIỆT cùng SÁCH LƯỢC đúng đắn, MÔ HÌNH TỔ CHỨC thực thi vượt trội và PHẨM TÍNH VĨ ĐẠI họ sẽ một lần nữa vươn lên và làm tiếp những kỳ tích.