Vào ngày 10/03 vừa qua, Hành trình Lập chí Vĩ đại – Khởi nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên Việt năm 2018 đã được khởi động tại trường Đại học Luật TP.HCM trong sự háo hức chào đón của gần 500 sinh viên.
Buổi tọa đàm mang chủ đề “Tự học – Khởi nguồn của thành công” đã diễn ra trong không khí thảo luận sôi nổi với sự chia sẻ chân tình và đầy tâm huyết của Tiến sĩ Phan Quốc Việt – Chủ tịch Hội đồng sáng lập Tâm Việt Group, Á Hậu Thùy Dung, Ca sĩ Võ Hạ Trâm – Giải I Cuộc thi Ngôi sao Tiếng hát Truyền hình năm 2007. Những chia sẻ từ các diễn giả đã giúp sinh viên nhìn nhận tầm quan trọng của việc tự học – một nền tảng quan trọng mà mỗi thanh niên cần trang bị cho hành trang lập nghiệp của mình. Điểm mới thú vị của chương trình là phần chia sẻ của Thủ lĩnh sinh viên Nguyễn Thị Thiện Yên – Trường ĐH Luật TP.HCM về tinh thần tự học của bản thân và mong muốn lan tỏa cảm hứng đọc sách đến các bạn sinh viên.
Tiến sĩ Phan Quốc Việt: Tự học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ
Tiến sĩ Phan Quốc Việt được biết đến là một người đã dám từ bỏ công việc ổn định trong ngành dầu khí để ra ngoài bắt đầu sự nghiệp đi dạy khá khốn khổ khi mà tự ông đi dán tờ rơi, phát tờ rơi quảng cáo cho những lớp học kỹ năng mềm của mình chỉ với khát vọng “Làm tâm người Việt sáng hơn, nâng tầm người Việt cao hơn”. Để thực hiện được khát vọng này, Tiến sĩ Quốc Việt cho rằng điều quan trọng nhất là bản thân phải tự học hỏi và thực hành những kiến thức mình có được.
Với phong cách nói chuyện độc đáo, gần gũi và sôi nổi, Tiến sĩ Việt đã đem lại một buổi sáng tràn đầy năng lượng và những giá trị bổ ích cho tất cả mọi người. Theo thầy Việt, học là quá trình lâu dài và không ngừng nghỉ, dù bạn có thông minh tới đâu nhưng nếu không học, không trau dồi kiến thức liên tục thì thông minh cũng chỉ giống như vật trang trí mà thôi. Để có được kiến thức bạn cần phải học hỏi và học hành, những kiến thức đó không ai dạy bạn mà chính bản thân các bạn phải ý thực được và rèn luyện cho bản thân. Theo thầy Việt, khả năng của con người là vô hạn, tất cả chỉ là rèn luyện. Cốt lõi của tất cả các bài học mà ông giảng dạy chính là bài học vượt qua sự sợ hãi. Có thể mới đầu bạn thấy rất khó khăn, nhưng sau khi vượt qua nỗi sợ, hàng nghìn người làm được thế và hơn thế.
Đáng chú ý, với tinh thần tự học đáng khâm phục, Tiến sĩ Phan Quốc Việt đã thành công khi dạy một cậu bé tự kỷ trở thành kỷ lục gia với một hành trình đầy gian khổ và thách thức. Đó chính là em Nguyễn Khôi Nguyên được Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận là cậu bé tự kỷ đội chai trên đầu, tung 8 bóng trên xe đạp một bánh trong thời gian lâu nhất. Một cậu thiếu niên mắc chứng tăng động giảm tập trung, trí óc ngây dại, non nớt như một đứa trẻ nhưng lại có thể tập trung biểu diễn những tiết mục xiếc khó khăn, phức tạp mà một người bình thường cũng khó lòng rèn luyện và làm được. Trò chuyện với Khôi Nguyên, cậu bé vô tư không hề lo lắng và lễ phép khi xin chụp ảnh cùng mọi người. Em nói rằng: “Ước mơ của em là trở thành người tung bóng số 1 thế giới”. Khôi Nguyên thành công không chỉ là câu chuyện của riêng em mà là biểu tượng của tiềm năng, sức mạnh con người, là tinh thần tự học không ngừng, không nản lòng trước mọi khó khăn và thất bại trong cuộc sống.
Ca sĩ Võ Hạ Trâm: Học hành tử tế sẽ có được tương lai tốt đẹp hơn
Võ Hạ Trâm là cái tên không còn xa lạ đối với khán giả Việt Nam. Cô bắt đầu được công chúng biết tới khi giành giải nhất của cuộc thi Ngôi sao Tiếng hát truyền hình TP. Hồ Chí Minh năm 2007 khi mới 17 tuổi, đây là thành tích đáng nể không dễ dàng gì có được.
Để có được thành công như ngày nay, ngay từ bé Trâm đã ý thức sâu sắc về việc học. Với ước mơ trở thành ca sĩ dù biết rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng Trâm vẫn luôn kiên định và không ngừng nổ lực học tập. Năm 16 tuổi, Trâm đã thi vào Nhạc viện TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp Đại học năm 2014, Trâm quyết định đi du học Mỹ mặc dù con đường sự nghiệp đang phát triển. Bởi Trâm xác định nếu muốn làm ca sĩ thì phải có kiến thức và mình phải đi du học, nếu không đi bây giờ thì sau này rất khó để có thể đạt được ước mơ. Đối với Trâm thời gian ở Mỹ rất khó khăn, do phải sống xa gia đình, không có nhiều bạn bè nhưng chính động lực thành công trong sự nghiệp, đã giúp Hạ Trâm luôn bền chí, không lung lay lập trường, đương đầu với nhiều thử thách để thực hiện hoài bão của mình.
Trâm cũng chia sẻ, hồi nhỏ, tinh thần tự học của mình không cao lắm, phải có người bên cạnh hối thúc thì Trâm mới tự học. Tuy nhiên, khi lớn lên, cô dần nhận thức được mình phải thức tỉnh. Từ cấp hai, Võ Hạ Trâm đã có suy nghĩ là mình phải có một hướng học hiệu quả, học là phải hiểu những gì mình đã học. Từ sự định hướng này, bây giờ Trâm đã quen dần với sự tự học. Ở nước ngoài, tinh thần tự học rất quan trọng, hầu như sinh viên đều phải tự học nếu muốn theo kịp bài giảng. Do đó nếu cách học bị lệ thuộc thì sẽ không bao giờ tìm được con đường học tập có hiệu quả.
Á hậu Thùy Dung: Tự học bắt đầu từ áp lực và sự đam mê
Mọi người đều biết đến Á hậu Thùy Dung vốn là cô sinh viên năm cuối xinh đẹp của Trường Đại học Ngoại Thương, cô Á hậu tài năng trong cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016. Động lực lớn nhất khiến Dung tự tin, dám dấn thân để đạt được những danh hiệu cao ở các cuộc thi sắc đẹp đều nhờ tinh thần ham học hỏi.
Thùy Dung chia sẻ, Dung cũng như các bạn sinh viên đều có 2 động lực tự học, đó là áp lực và sự đam mê. môn nào thích thì sẽ tự chủ động học, không cần nhắc nhở, thế nhưng những môn không thích học thì phải dùng áp lực từ mọi người, tự sự chê bai để làm động lực học. Dung tâm sự: “Năm lớp 10, Dung bị mù âm nhạc. Thế nhưng, sau thời gian tự học, tự tập tành chơi nhạc, Dung đã dùng tài năng này để thi Hoa hậu Việt Nam. Khi lên đại học, dù Dung khá giỏi tiếng Anh nhưng lại chọn học tiếng Nhật để thử thách bản thân. Nhiều người nói tại sao Dung lại đặt cho mình thử thách lớn như vậy, nhưng chính điều này lại giúp ích cho Dung tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2017 ở Nhật Bản. Theo Dung, tự học ở đây là chìa khóa bí ẩn để mở cho mình cơ hội mới. Học không bao giờ là thừa. Học có thể là vì sự đam mê hay thách thức nhưng chắc chắc tự học sẽ giúp rất nhiều cho cuộc sống của các bạn sau này.”
Theo Thùy Dung, khái niệm tự học rất rộng, nhưng có 2 động lực khiến cô tự học, đó là áp lự và sự đam mê. Thùy Dung nói rằng với cô, môn nào thích thì sẽ tự chủ động học, không cần nhắc nhở, thế nhưng những môn không thích học thì phải dùng áp lực từ mọi người, tự sự chê bai để làm động lực học.
Thùy Dung tâm sự: “Năm lớp 10, Dung bị mù âm nhạc. Thế nhưng, sau thời gian tự học, tự tập tành chơi nhạc, Dung đã dùng tài năng này để thi Hoa hậu Việt Nam. Khi lên đại học, dù Dung khá giỏi tiếng Anh nhưng lại chọn học tiếng Nhật để thử thách bản thân. Nhiều người nói tại sao Dung lại đặt cho mình thử thách lớn như vậy, nhưng chính điều này lại giúp ích cho Dung tại cuộc thi Hoa hậu Quốc tế 2017 ở Nhật Bản”.
Ngoài ra trong buổi giao lưu còn có phần chia sẻ của sinh viên Thiện Yên – sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM về tinh thần tự học và những chia sẻ của em về cuốn sách Khuyến học mà em yêu thích. Thiện Yên chia sẻ “Khuyến học là một quyển sách hay nói về tinh thần học tập của người Nhật Bản, khi đọc quyển sách này, em hiểu hơn tinh thần học tập của người Nhật Bản thời bấy giờ. Em đã đọc quyển sách này và đã học những nhiều điều về tinh thần học tập của họ.”
Các sự kiện thuộc Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên Việt diễn ra định kỳ vào thứ Bảy hằng tuần tại các Không gian Trung Nguyên Legend và Cà Phê Thứ Bảy. Bên cạnh đó, trong tháng 3, Hành trình Lập Chí Vĩ Đại – Khởi Nghiệp Kiến Quốc cho Thanh niên Việt tại các trường Đại học – Cao đẳng trong cả nước cũng sẽ diễn ra tại Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM vào ngày 16/03/2018.
Thông tin chi tiết về lịch trình các Chương trình giao lưu, đăng ký đồng hành tổ chức chương trình, tặng sách và tham gia tại: https://www.facebook.com/lapchividai/